Các Bệnh Thường Gặp
Dấu hiệu bệnh phân trắng cần lưu ý trong nuôi tôm vào mùa mưa
Nghề nuôi tôm của mình phải phụ thuộc vào điều kiện khí hậu khá nhiều. Do đó, thời điểm khí hậu tốt sẽ mang lại rất nhiều cơ hội và lợi ích cho bà con nuôi tôm.
Vào mùa mưa nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý tránh dư thừa thức ăn.
Căn bệnh nào dễ dàng xuất hiện vào mùa mưa?
Vào mùa mưa, chịu nhiều tác động từ phía mô trường tự nhiên. Bệnh phân trắng dễ dàng xuất hiện phổ biến trên diện rộng với một số triệu chứng mà bà con có thể dễ dàng nhìn thấy:
- Tôm thường nhiễm bệnh phân trắng ở giai đoạn 30-50 ngày tuổi
- Ruột tôm bị lỏng, ruột đứt khúc, cong vẹo, đường ruột ở đốt thân cuối của tôm (gần gai đuôi) bị đứt khúc và có màu trắng đục (như gạo hặc mủ đuôi)
- Khi tôm nhiễm bệnh thì dấu hiệu bệnh lý có thể dễ dàng quan sát bằng mắt như xuất hiện nhiều khúc phân trắng (bông bần) nổi lên ở các gốc ao, tôm giảm ăn, lúc bơi lội còn dính khúc phân, đường ruột tôm có màu trắng, thân gan tuỵ sưng phồng và nhợt nhạt màu.
Vào mùa mưa, môi trường ao nuôi tôm sẽ thay đổi như thế nào?
Những ảnh hưởng trực tiếp
- Mưa thường làm nhiệt độ môi trường giảm xuống 5-6 độ C, hoặc có thể thấp hơn nếu có áp thấp hoặc bão, kèm theo sự hòa tan của CO2
- Kèm theo nước mưa thường có độ PH từ 6.2 – 6.4, trời mưa không có ánh sáng, làm tảo không quang hợp là nguyên nhân làm cho PH trong ao giảm đi. Bên cạnh đó, nước mưa cũng phần nào làm giảm độ mặn độ cứng trong ao.
- Mưa cũng làm tăng các vật chất lơ lửng trong ao do sự rửa trôi từ bờ ao, chính nguyên nhân này làm tăng độ đục, hạn chế ánh sáng xuống ao gây ra hiện tượng suy giảm tảo (sụp tảo) đột ngột
- Mưa cũng làm cho sự phân tầng độ mặn trong ao diễn ra cao hơn
Các ảnh hưởng gián tiếp
- Khi mưa xuống tảo tàn đột ngột ngay sau mưa hoặc ngay cả khi đang mưa, do nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra. Nhưng nguyên nhân chính do giảm PH đột ngột làm giảm nồng độ khoáng chất, tăng độ đục và cuối cùng là giảm cường độ ánh sáng.
- Tảo tàn và các tế bào tảo chết lắng xuống ao các chất hữu cơ bị phân hủy 1 lượng lớn chất hữu bị phân hủy do tảo chết là điều kiện lý tưởng cho sự gia tăng nhanh của vi khuẩn gây bệnh.
- Làm hàm lượng Oxy hòa tan trong ao giảm mạnh (ta có thể kiểm chứng hàm lượng Oxy trong ao tại các thời điểm khác nhau trong ngày). Nguyên nhân do nhu cầu Oxy (BOD) của vi khuẩn dị dưỡng tăng cao để phục vụ cho hoạt động phân giải tảo, cũng chính các hoạt động của vi sinh vật này sản sinh ra lượng lớn CO2 làm giảm PH hơn nữa
- Một loạt các hiện tượng trên (nhiệt độ, PH, Oxy) tạo các điều kiện bất lợi, tác động lớn đến sức khỏe cho nuôi tôm.
Bệnh phân trắng tiếp tục xuất hiện trên các ao nuôi tôm bằng những yếu tố tác động từ môi trường khi trời mưa như tảo tàn, lắng cặn, vi khuẩn bùng phát gây nhiễm cho tôm.
Theo cơ chế phòng vệ tôm bị kích lột vỏ dữ dội, trong khi chưa tích lũy được đủ dinh dưỡng cho cứng vỏ, vỏ tôm không cứng dễ dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt, kèm theo mưa lớn sụp tảo, tuột kiềm,…đặc biệt phải kể đó là sự xâm nhập của các loại vi khuẩn thuộc họ nhà Vibrio.