Các Bệnh Thường Gặp

Thảo dược – Giải pháp phòng và trị bệnh trên tôm hiệu quả bền vững được người nuôi ưu chuộng

Hiện nay, để giúp tôm tăng sức đề kháng, người nuôi thường lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, diệt khuẩn, chế phẩm sinh hoá học đặc trị các bệnh trên tôm. Ngoài việc tốn kém chi phí trải nghiệm nhiều loại thuốc điều trị cho tôm thì còn lạm dụng thuốc còn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của tôm nuôi, đặc biệt đây là điều cấm kỵ tại các thị trường nhập khẩu nếu tồn dư lượng kháng sinh vượt cho phép.

Vì vậy, xu hướng tìm kiếm những bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên vừa đảm bảo hiệu quả vừa bền vững, an toàn cho sản phẩm cuối cùng và đáp ứng tiêu chuẩn từ các thị trường nhập khẩu, đang được người nuôi tìm hiểu và áp dụng ngày càng nhiều hơn.

Tại sao đây là Bài Thần dược Hiệu quả và Bền vững?

Thảo Dược không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng điều chế, nguyên liệu sạch đảm bảo chất lượng tôm nuôi, nâng cao năng suất, mà còn dễ dàng phân huỷ không gây tổn hại đến môi trường. Đặc biệt hơn là có những con tôm sạch từ ao nuôi đến tận bàn ăn người tiêu dùng.

Trên thế giới đã có nhiều công trình xác định hiệu quả của việc sử dụng chiết xuất thảo dược giúp tôm, cá tăng trưởng tốt, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một vài bài thảo dược thường sử dụng, đã được chứng minh là có tác dụng tốt đến sức khỏe của tôm nuôi từ các nhà khoa học, nghiên cứu, trong và ngoài nước:

1. Chiết xuất cây Thầu dầu

Chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía với 5 cách dễ dàng

Lá cây thầu dầu 

Theo nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát hoạt tính của 7 loại thảo dược (thầu dầu, lưỡi rắn, mật gấu, chùm ngây, lược vàng, ô rô và sài đất) đối với một số vi khuẩn gây bệnh trên tôm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất chiết thầu dầu có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất. Khả năng kháng khuẩn của thầu dầu giúp tôm nuôi tăng cường khả năng kháng vi khuẩn V. harveyi gây bệnh phát sáng và V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm.

  • Nhằm đánh giá hiệu quả tích cực của cao chiết thầu dầu lên sự đề kháng bệnh AHPND (Acute hepatopancreatic necrosis disease) trên tôm thẻ chân trắng, khi bổ sung 1,0% cao chiết thầu dầu vào thức ăn tôm cho tỉ lệ sống cao nhất khi cảm nhiễm với vi khuẩn gây hoại tử gan tụy.

– Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Acute hepatopancreatic necrosis disease – AHPND) là bệnh do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra. V. parahaemolyticus là vi khuẩn gram âm, sống phổ biến trong môi trường nước lợ/mặn. AHPND được xác định có khả năng gây chết tôm lên đến 100% trong 20 – 30 ngày sau khi thả giống. Tôm mắc bệnh có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn, gan tụy teo, dai và có màu sắc nhợt nhạt, ruột rỗng hoặc đứt đoạn. Ngoài ra, kèm theo đó là những dấu hiệu khác như mềm vỏ, sẫm màu và có đốm trên vỏ đầu ngực, phân tích mô học thì cho thấy bệnh ảnh hưởng chủ yếu ở gan tụy của tôm (Lightner et al., 2013).

  • Sử dụng kháng sinh và hóa chất không đúng cách trong điều trị bệnh đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực gây khó khăn trong phát triển nghề nuôi thủy sản. Để khắc phục hiện trạng đó, thảo dược được đưa vào nghiên cứu sử dụng thay thế kháng sinh đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể (Johnson and Banerji, 2007).
  • Thầu dầu hay còn gọi là đu đủ tía, có tên khoa học là Ricinus communis L. Cây có thể cao 3-4 m hoặc hơn, thân cây hình trụ, nhẵn, màu lục hoặc đỏ tía.
  • Rampadarath et al. (2014) cho rằng chiết xuất từ lá cây thầu dầu có hoạt tính kháng khuẩn cao, có thể ức chế vi khuẩn gram âm và gram dương (Bacillus algicola, Listeria innocua, Viridibacillus arenosi, Escherichia coli).
  • Nghiên cứu của Immanuel et al. (2004) sử dụng cao chiết thầu dầu làm thức ăn cho tôm Peneaus indicus (PL30) liên tục trong 30 ngày. Kết quả ghi nhận tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức bổ sung cao chiết thầu dầu (58,88%) cao hơn nghiệm thức đối chứng (24,44%).
  • Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định nồng độ thích hợp bổ sung vào thức ăn tôm giúp tăng cường miễn dịch, kháng lại mầm bệnh từ đó, gia tăng tỉ lệ sống khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus.
  • Nghiên cứu được thực hiện với bốn nghiệm thức bổ sung cao chiết vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng ở mức 0; 0,5; 1,0 và 1,5% trong vòng 30 ngày. Tốc độ tăng trưởng, chỉ số huyết học, hoạt tính phenoloxidase (PO), hoạt tính superoxide dismutase (SOD) và khả năng đề kháng với V. parahaemolyticus của tôm thẻ chân trắng được xác định ở ngày 30 bổ sung cao chiết.
  • Sau đó 15 con tôm bắt ngẫu nhiên từ từng nghiệm thức ở thí nghiệm 1 đem cảm nhiễm với V. parahaemolyticus, và 1 nghiệm thức đối chứng dương không bổ sung bổ sung cao chiết và cảm nhiễm V. parahaemolyticus. Thí nghiệm theo dõi trong vòng 14 ngày.

Kết quả

– Bổ sung cao chiết thầu dầu vào thức ăn tôm thẻ chân trắng với mức bổ sung 0,5% và 1,0% cao chiết trong 30 ngày: giúp tăng cường các chỉ tiêu miễn dịch (THC, GC, HC và hoạt tính PO) và tăng tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus.

– Cụ thể, đối với nghiệm thức bổ sung 1,0% cao chiết thầu dầu có tỉ lệ chết tích lũy thấp nhất sau 14 ngày theo dõi với 26,7%, kế tiếp là nghiệm thức 0,5 và 1,5% tương ứng với 51,1 và 57,8%; tỷ lệ chết tích lũy cao nhất là nghiệm thức đối chứng dương (66,7%).

– Tỉ lệ mật độ vi khuẩn Vibrio/mật độ vi khuẩn tổng trong gan tụy tôm ở nghiệm thức bổ sung 1,0% thấp hơn và thấp nhất với 27,2%, so với các nghiệm thức còn lại, tiếp theo là nghiệm thức bổ sung 1,5% (35,9%); 0,5% (41,7%) và 0% (91,1%).

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung cao chiết thầu dầu 1,0% giúp gia tăng khả năng miễn dịch và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng khi cảm nhiễm với V. Parahaemolyticus.

2. Dịch chiết Nha đam

Nha đam hay còn gọi là cây lô hội có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, được là thực vật giàu dinh dưỡng, giải nhiệt tốt, có tính chất phục hồi và cân bằng rất cao. Nhờ vào tính năng này, chúng thường được dùng làm các món ăn giải mát.

Nhưng ngày nay nha đam không chỉ là thực phẩm, mà còn là một trong những thành phần thảo dược thiên nhiên được bào chế thành bài thuốc thiên nhiên để giúp tôm ăn tăng trưởng khoẻ mạnh và nâng cao tỷ lệ sống.

Theo các nhà nghiên cứu tại Mexico đã tiến hành thí nghiệm sử dụng nha đam trong việc tăng cường khả năng kháng bệnh trên tôm thẻ chân trắng cho kết quả khả quan.

Cụ thể, khi bổ sung nha đam với tỷ lệ 1g/kg thức ăn với tần suất 2 ngày/lần sẽ giúp tôm bị cảm nhiễm với bệnh đốm trắng và phân trắng, giúp tôm có tỷ lệ sống cao hơn. Đồng thời, không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của tôm.

Cách làm mặt nạ lột nhẹ tinh chất nha đam nhanh chóng

Cây nha đam – dùng dịch chiết để trị bệnh trên tôm

3. Chiết xuất từ Sim

Ở Việt Nam, tác dụng diệt khuẩn của cao chiết lá sim và hạt sim đã được xác định đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (V. parahaemolyticus). Trong đó, dịch chiết hạt sim thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn gây AHPND cao hơn so với dịch chiết lá sim.

4. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có tên tiếng Anh là Thyme, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa Môi. Xạ hương có tính kháng khuẩn, kháng nấm và hoạt tính kháng virus.

Nghiên cứu của Osmar Tomaselli và cộng sự năm 2018 đã chứng minh tinh dầu cỏ xạ hương khả năng bảo vệ tôm thẻ chân trắng chống lại WSSV (bệnh đốm trắng) khi bổ sung vào thức ăn tôm.

Thành phần chiết xuất thảo dược được coi là một chế phẩm tự nhiên giúp thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh. Chúng có tác dụng giúp phòng, trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Sử dụng thảo dược cũng được đánh giá là tốn ít chi phí hơn trong quá trình điều trị và không gây độc. Tin rằng với các dữ liệu trên, những thảo dược có tiềm năng tốt sẽ sớm được sản xuất đại trà với chi phí thấp, đến tay người nông dân.

Cây xạ hương và cách dùng làm thuốc trị viêm họng, viêm phế quản

5. Chanh vàng 

Trong chanh vàng chứa rất nhiều vitamin C và kali, nước cốt chanh vàng có khả năng chống vi khuẩn, ngăn ngừa oxy hóa và nhiễm trùng.

Kết hợp nước chanh với thức ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của tôm tôm. Các hợp chất hóa học trong thành phần cấu tạo của chanh ngăn sự phân hủy chất độc trong ruột tôm để tránh hấp thụ độc tố và vận chuyển đến gan tụy. Acetic acid trong chanh có thể phá hủy màng tế bào mầm bệnh, gây tổn thương tế bào từ đó ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Ngoài ra, flavonoid và tannin trong chanh vàng còn ức chế sự phát triển của vi trùng bào tử Enterocytozoon hepatopanaei (EHP).

=> Phương pháp sử dụng: 50 ml nước cốt chanh trộn với 1 kg thức ăn. Để khô trong 30 phút ở nơi ít ánh sáng trước khi cho ăn.

Bán hoa quả trái cây nhập khẩu trực tiếp 100% từ mỹ tươi ngon sạch giá rẻ tphcm

6. Đậu mười

Đậu mười hay đậu xanh bốn mùa, đậu muồng ăn (Vigna mungo) là loài thực vật thuộc họ Đậu được trồng ở Nam Á. Ở Việt Nam, đậu mười mọc trên vùng cao như Lào Cai và cũng được trồng ở nhiều nơi.

Như những loại đậu khác, đậu mười rất giàu chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Các hợp chất trong đậu mười bao gồm flavonoid, alkaloids, glycoside, phenolics, saponin, tannin và vitexin giúp chống oxy hóa, hỗ trợ các vấn đề về gan và thoái hóa thần kinh.

Với hoạt tính sinh học phong phú, axit amin và các khoáng chất khác, đậu mười có tác dụng kích thích tăng trưởng, hoạt động như chất chống oxy hóa, bảo vệ gan và kiểm soát WFS ở tôm nuôi.

=> Phương pháp sử dụng: Nghiền 50 g đậu mười với 30 ml chất kết dính thức ăn, sau đó trộn với 1 kg thức ăn. Để khô trong 30 phút trước khi cho ăn.

Cây đậu mười hay còn gọi là đậu 4 mùa

Mong rằng với những thông tin về Thảo dược này sẽ giúp Qúy Bà Con có được sự lựa chọn phù hợp cho ao nuôi của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hơn

Nếu Bà con có nhu cầu cần tư vấn kỹ thuật, mô hình nuôi VUS Bền Vững hoặc Tôm giống VUS Leader 21

Hãy liên hệ đến Đại Lý, Đại diện thương mại Việt Úc gần nhất hoặc

Hotline: 0903 89 2468