Kỹ Thuật Nuôi
Để vụ nuôi an tâm không lo bệnh bà con cần biết phương pháp cải tạo ao nuôi tôm sau đây – P1
Bà con trước khi bắt đầu vụ nuôi đã cải tạo ao kỹ rồi nhưng tôm vẫn nhiễm bệnh, vụ nuôi không đạt hiệu quả cao. Có thể chỉ một vài mẹo nhỏ, nếu để ý kỹ sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển và tăng trưởng khoẻ mạnh, đồng đều mang lại sản lượng ổn định cho cuối vụ nuôi.
Trong trường hợp ngược lại, nếu quá trình cải tạo ao tôm không hoàn chỉnh, cẩn thận sẽ khiến tôm chậm phát triển và làm có thể làm tăng nồng độ khí độc trong ao nuôi. Vì vậy, chuẩn bị ao nuôi như thể nào là chuẩn để mang lại hiệu quả cho người nuôi tôm. Và có những lưu ý gì trong quá trình cải tạo mà bà con cần biết để có được môi trường an toàn cho tôm nuôi?
Để có được phương pháp cải tạo ao hiệu quả, hợp lý thì bà con hãy cùng xem qua bài viết dưới đây nhé:
1. Xử lý cẩn thận đáy ao
Sau mỗi vụ nuôi, thu hoạch đáy ao là nơi tích tụ tất cả các chất cặn lắng, thức ăn dư thừa, tạp chất hữu cơ, phân tôm và quan trọng hơn hết là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, các mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.
Các tạp chất dinh dưỡng, hữu cơ, cặn,…tích tụ lâu ngày sẽ sinh ra các loại khí độc H2S, NH3 và NO2 làm ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến tôm nuôi. Do đó, cải tạo ao đúng các sẽ giúp cho vụ nuôi trở nên dễ dàng hơn.
1.1. Phơi đáy ao
– Một trong những bước quan trọng không thể thiếu trong công cuộc cải tạo ao nuôi là phơi đáy ao. Phơi đáy ao từ 15-20 ngày đối với thời tiết bình thường hoặc nắng nóng, nhưng đối với những mùa vụ đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp thì bà con cần lưu ý phơi đáy ao thêm 3-4 ngày, lâu hơn so với những ngày thời tiết bình thường.
– Trong trường hợp gặp mưa kéo dài không thể phơi đáy ao được lâu ngày thì sau khi rút cạn nước, bà con có thể dùng Javel 100ppm hoặc Chlorine 20-30ppm để xịt rửa ao. Sau đó, 3-4 ngày thì rút cạn và xịt rửa ao bằng nước ngọt lần nữa rồi tiến hành các bước cải tạo ao tiếp theo.
– Phơi đáy ao sẽ giúp oxy hoá các chất hữu cơ, làm giảm hàm lượng khí độc H2S còn tồn động và đặc biệt bà con có thể tận dụng được tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời để diệt những mầm bệnh và vi khuẩn gây hại tìm ẩn còn sót lại ở đáy ao.
1.2. Xới đất ở đáy ao
– Sau khi đã hoàn thành việc phơi đáy ao, bà con bắt đầu xới đất ở đáy ao với độ sau nhất định trong khoảng 5-10cm. Đây là quá trình thúc đẩy ôxy hoá giúp phân huỷ chất hữu cơ và hạn chế được một số mầm bệnh tiềm ẩn bên trong đất.
– Đáy ao được xới sẽ làm cho đất thoáng khí hơn bởi có những khu vực bị yếm khí do tịch tụ nhiều chất hữu cơ bà khí H2S.
2. Bón vôi
Vì sao mỗi lần cải tạo ao, bà con thường sử dụng vôi, bón vôi có tác dụng hiệu quả như thế nào cho ao nuôi?
Theo các chuyên gia, bón vôi xuống đáy ao có rất nhiều tác dụng:
- Làm bùn ao trở nên tơi xốp
- Cải thiện điều kiện không khí ở đáy ao
- Đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ trong ao, giải phóng NPK ngậm tron bùn
- Làm tăng độ dinh dưỡng
- Giữ ổn định độ pH
Bà con nên chọn vôi của nhà cung cấp uy tín, có độ mịn cao, độ ẩm thấp và không lẫn tạp chất,… mỗi loại vôi khác nhau sẽ có tính chất và sử dụng vào mục đích khác nhau, vì thế bà con cần nắm rõ tính chất nhằm áp dụng đúng cho ao nuôi của mình.
– Vôi CaO hoặc Ca(OH)2: màu trắng (CaO) hoặc trắng xám (Ca(OH)2), nóng, khô, khi cho vào nước sẽ nổi lên và tỏa nhiệt. Có tác dụng nâng nhanh độ pH của đáy ao, nước ao. Được dùng để diệt khuẩn và nâng pH hoặc rải trên bờ trước khi trời mưa bão.
– Vôi tôi (CaCO3): thường được dùng nhiều trong xử lý cải tạo đáy ao vì giúp ổn định pH và hỗ trợ đệm lâu dài trong suốt quá trình nuôi.
– Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2): màu đen, tan chậm khi cho vào nước. Có tác dụng làm tăng độ kiềm và độ cứng của nước, giảm sự phát triển của tảo và ổn định PH. Thường được dùng để xử lý nước.
Sau khi đã xới đất từ 5-10cm thì bà con bắt đầu tiến hành rải vôi CaO theo liều lượng khoảng từ 5-10kg/100m2 để ổn định pH nền đáy ao, tiêu diệt mầm bệnh từ vụ nuối trước và phân huỷ hết các khí độc (tuỳ thuộc vào độ pH và axit của đất). Để vôi phát huy hiệu quả, bà con cần rải đều vôi khắp mặt ao nuôi.
.
**TIN HOT: Đặc biệt, ngoài những thông tin trên, để biết rõ hơn những bí quyết hay mà không phải ai cũng biết được về Phương pháp cải tạo ao & xử lý nước tránh các loại bệnh phổ biến trước khi thả nuôi.
Một chương trình bổ ích dành cho người nuôi, tại đây Bà con Không chỉ nhận được những kinh nghiệm cực hay
Bà con còn có cơ hội đặt ra thật nhiều câu hỏi thực tế thả nuôi, với sự tư vấn nhiệt tình từ 1 vị Chuyên gia đang được yêu mến: đó là Th.s “Thảo dược” – Anh Nguyễn Thành Tâm – Phó GĐ Kỹ thuật Tập đoàn Việt Úc.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm thực chiến, đồng thời nghiên cứu, hợp tác, làm việc với các Trường – Viện hàng đầu trong và ngoài nước về nuôi trồng thủy sản.
Giao lưu trực tuyến quay trở lại với chủ đề rất “thời sự” & hữu ích dành cho bà con chuẩn bị thả nuôi – sẽ chính thức phát sóng vào lúc 19h00, Thứ 6 – ngày 25/02/2022
Bà con hãy cùng đón xem phần 2 của Để vụ nuôi an tâm không lo bệnh bà con cần biết phương pháp cải tạo ao nuôi tôm sau đây
Bà con hãy nhấn vào Link sau đây để xem lại nhé: https://chuyengiatom.com/de-vu-nuoi-an-tam-khong-lo-benh-ba-con-can-biet-phuong-phap-cai-tao-ao-nuoi-tom-sau-day-p2/