Kỹ Thuật Nuôi
Để vụ nuôi an tâm không lo bệnh bà con cần biết phương pháp cải tạo ao nuôi tôm sau đây – P2
Nối tiếp với các vấn đề ở phần 1 trong chủ đề: Để vụ nuôi an tâm không lo bệnh bà con cần biết phương pháp cải tạo ao nuôi tôm sau đây.
Bà con hãy cùng Việt Úc theo dõi tiếp xem phần 2 có những bí quyết cải tạo ao hiệu quả nào nhé.
3. Xử lý nước
3.1. Nguồn nước đầu vào
Nước đầu vào là yếu tố cực kì quan trọng mà bà con thường chủ quan. Nguồn nước đầu vào phải thật sạch, không ô nhiễm, không đóng cặn, kiểm tra nước bằng phương pháp PCR để phát hiện ra các mầm bệnh tiềm ẩn có trong nước.
Bà con không cần phải đi đâu xa, chỉ cần ngồi ngay tại Ao nuôi của mình, cũng có thể kiểm tra được 8 chỉ tiêu quan trọng kiểm soát được chất lượng nguồn nước trong ao tôm của mình.
Đội ngũ Tư vấn kỹ thuật của Tập đoàn Việt Úc sẵn sàng đến tận ao nuôi của Quý bà con với:
Hộp đồ nghề chuyên dụng trên tay, nhân viên kỹ thuật tiến hành thu thập mẫu nước chuyên nghiệp chính xác, sau đó lần lượt kiểm tra, đánh giá ngay tại chỗ bằng những thiết bị tốt nhất cho ra các chỉ số chính xác cao:
– Thiết bị Khúc xạ kế dùng kiểm tra Độ mặn
– Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ trong ao nuôi.
– Máy đo Kiềm
– Bút kiểm tra chỉ số pH
– Máy quang phổ kiểm tra lượng khí độc NH3, NO2, TAN trong ao nuôi
– Cùng một số hợp chất dùng để kiểm tra Canxi, Magie
Ngoài ra, Nếu bà con có nhu cầu kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, con giống bằng phương pháp PCR đạt chuẩn ISO/IEC 17025, thì sẽ được Đội hộ trợ kỹ thuật trực tiếp lấy mẫu tại ao nuôi, bảo quản gửi về công ty để tiến hành kiểm tra và đưa ra kết quả chính xác trong vòng 24h cho Quý bà con.
Bà con biết không, Tổng cộng Việt Úc đã có 6 Khu phức hợp đạt chứng nhận danh giá này. Tập đoàn quyết tâm hướng đến 100% các khu phức hợp sẽ có phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 17025.
Do đó bà con hãy tận dụng cơ hội này để được hỗ trợ kiểm tra chất lượng nước định kì tại ao.
Để được hỗ trợ tốt nhất, Bà con hãy liên hệ ngay đến Đại diện thương mại Việt Úc hoặc Hotline: ???? ?? ???? từ T2-T7 (8h – 18h) để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
3.2. Diệt tạp – khuẩn
Sau khi đã cấp nước vào ao, bà con cần tiến hành diệt tạp, các loài sinh vật trung gian mang mầm bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. Nếu bà con bỏ qua bước này thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm.
Tôm sẽ dễ dàng nhiễm các bệnh thông thường do virus, vi khuẩn gây ra như: đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan – tuỵ, taura,…
Trong môi trường nước, bà con không thể nào diệt được hết vi khuẩn, nhưng chúng ta có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có trong nước xuống dưới mức có thể gây hại cho tôm. Ngoài ra, bà con hãy thường xuyên bổ sung các hợp chất có lợi khuẩn nhằm cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ đường tiêu hoá cho tôm nuôi của mình.
Một lưu ý nhỏ cho Bà con nào ao đã nhiễm bệnh đốm trắng ở vụ mùa trước, đây là phương pháp cải tạo hạn chế tái nhiễm lại cho ao nuôi của mình.
- Tháo cạn nước và bắt hết các loài tôm, cá, động vật giáp xác còn sót lại dưới ao (vì đây có thể là trung giao gây bệnh cho ao nuôi của bà con).
- Bơm sục đáy ao để tẩy rửa thật sạch các chất thải còn động lại của vụ trước, phơi đáy ao từ 15-20 ngày, sau khi phơi đáy ao thì tiến hành dùng vôi nung CaO với liều lượng 1.200 – 1.500 kg/ha với mức nước 10cm, với ao có mực độ sâu 0,5 – 1m thì cần lượng vôi nhiều gấp đôi so với bình thường. Lượng vôi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chỉ số pH của nước.
- Ngoài ra, bà con nên sử dụng các chất diệt cua còng vào buổi sáng để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong ao
3.3. Gây màu nước như thế nào là đạt chuẩn?
Màu nước đống vai trò không thể thiếu đối với ao nuôi tôm. Màu nước ao đạt chuẩn sẽ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn mới thả nuôi, góp phần tạo sự thoải mái cho tôm săn mồi, giảm stress, ngăn ánh nắng mặt trời chiếu xuống đáy,…
4. Trang bị đầy đủ hệ thống quạt nước cho tôm thẻ
Trang bị hệ thống quạt nước cho ao nuôi sẽ quyết định được hàm lượng oxy cho tôm hô hấp tốt hơn, đồng thời còn hỗ trợ gom rác thải và các chất cặn bã hữu cơ lại một góc. Vì vậy, bà con nên trang bị hệ thống quạt nước khuếch tán đảm bảo đủ lượng oxy cho tôm hô hấp.
Số lượng máy quạt nước sử dụng cho ao nuôi sẽ phụ thuộc vào mật độ, diện tích ao và khả năng đầu tư của từng hộ nuôi. Trung bình 1 cách quạt sẽ cung cấp đủ ôxy cho 2.800 con tôm thẻ từ lúc mới thả đến khi thu hoạch với mật độ 40 con/m2.
Nên chạy quạt trong suốt quá trình nuôi. Đối với giai đoạn tôm còn nhỏ hoặc thả với mật độ thưa thì cũng nên dùng quạt nước nhưng vận hành với số lượng, thời lượng và vận tốc nhỏ hơn.
.
**TIN HOT: Đặc biệt, ngoài những thông tin trên, để biết rõ hơn những bí quyết hay mà không phải ai cũng biết được về Phương pháp cải tạo ao & xử lý nước tránh các loại bệnh phổ biến trước khi thả nuôi.
Một chương trình bổ ích dành cho người nuôi, tại đây Bà con Không chỉ nhận được những kinh nghiệm cực hay
Bà con còn có cơ hội đặt ra thật nhiều câu hỏi thực tế thả nuôi, với sự tư vấn nhiệt tình từ 1 vị Chuyên gia đang được yêu mến: đó là Th.s “Thảo dược” – Anh Nguyễn Thành Tâm – Phó GĐ Kỹ thuật Tập đoàn Việt Úc.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm thực chiến, đồng thời nghiên cứu, hợp tác, làm việc với các Trường – Viện hàng đầu trong và ngoài nước về nuôi trồng thủy sản.
Giao lưu trực tuyến quay trở lại với chủ đề rất “thời sự” & hữu ích dành cho bà con chuẩn bị thả nuôi – sẽ chính thức phát sóng vào lúc 19h00, Thứ 6 – ngày 25/02/2022
Để xem lại phần 1 của chủ đề: Để vụ nuôi an tâm không lo bệnh bà con cần biết phương pháp cải tạo ao nuôi tôm sau đây
Bà con hãy nhấn vào Link sau đây để xem lại nhé: https://chuyengiatom.com/de-vu-nuoi-an-tam-khong-lo-benh-ba-con-can-biet-phuong-phap-cai-tao-ao-nuoi-tom-sau-day-p1/