Kỹ Thuật Nuôi
Các chỉ tiêu lý hóa quan trọng trong “Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Công nghệ cao VUS Bền vững” – Phần 1
Tất cả các chỉ tiêu lý hóa quan trọng cần thiết về Độ pH, độ Kiềm, Oxy hòa tan, Khí độc trong ao mà bà con nuôi tôm mình cần biết, hãy tham khảo bài viết sau:
1. ĐỘ pH (ĐỘ CHUA CỦA NƯỚC)
1.1. Định nghĩa pH
Độ pH được định nghĩa là trừ logarit cơ số 10 của nồng độ ion H+: pH= – Log [H+]
1.2. Ảnh hưởng của pH
Khả năng sinh trưởng của tôm thẻ sẽ bị ảnh hưởng theo các giá trị pH như bảng sau:
Lưu ý: 4 / 5 có nghĩa là “4 chia 5”
TT | pH | Ảnh hưởng |
1 | 4 | Điểm chết axit |
2 | 4 / 5 | Không sinh sản |
3 | 5 / 6 | Sinh trưởng chậm |
4 | 6 / 9 | Sinh trưởng tốt nhất |
5 | 7,5 / 8,5 | |
6 | 9 / 11 | Sinh trưởng chậm |
7 | 11 | Điểm chết bazơ |
1.3. Biến động pH
– Độ pH biến động theo ngày đêm, cao nhất vào lúc 2h chiều và thấp nhất lúc 6h sáng
– pH > 9,0: Ammonium sẽ chuyển hóa thành Ammonia độc và gia tăng các độc tố của tảo lam
– pH < 6,5: Phóng thích kim loai nặng từ nền đáy gây ảnh hưởng vật nuôi
– Độ pH thích hợp từ 7,5-8,5
1.3.1. Độ pH thấp
1.3.1.1. Nguyên nhân
– Nước mưa
– Ao nhiễm phèn
– Ao quá nhiều tảo (hô hấp vào ban đêm sinh ra khí CO2) + Ao nhiều chất hữu cơ (phân hủy CHC tạo nhiều CO2)
1.3.1.2. Một số cơ chế về nguyên nhân giảm pH
– Ion H+ có trong môi trường nước chủ yếu là sản phẩm của quá trình thủy phân các ion Fe3+ và Al3+ trao đổi trong keo đất, quá trình oxy hóa các hợp chất của sắt và lưu huỳnh tạo ra Pyrite.
– Pyrite bị oxy hóa trong điều kiện tiếp xúc với không khí trong điều kiện ẩm.
- 2FeS2 + O2 + 2H2O → FeSO4 + 2H2SO4
– Phản ứng này giải phóng ra nhiều acid sulphuric gây giảm pH của nước
– Ở điều kiện pH rất thấp, Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ bởi vi khuẩn Thiobacillus ferroxidans. Fe3+ là chất oxy hóa hiệu quả hơn so với oxy không khí.
- 4FeSO4 + 2H2SO4 + O2 → 2Fe2(SO4)3 + H2O
- FeS2 + 7Fe2(SO4)3 + 8H2O → 15FeSO4 + 8H2SO4
– Vi khuẩn Thiobacillus có thể oxy hóa lưu huỳnh thành acid sulphuric, vi khuẩn này hoạt động ở pH = 2,0-3,5
- 2S + 3O2 + 2H2O → 2H2SO4
– Ngoài ra, pH của nước giảm do quá trình phân hủy hữu cơ, hô hấp của thủy sinh vật, hai quá trình này giải phóng ra nhiều CO2, CO2 phản ứng với nước tạo ra H+ và H2CO3.
- C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + Q
- CO2 + H2O → H2CO3
- H2CO3 → H+ + HCO3–
1.3.1.3. Tác hại của pH thấp
– Chậm phát dục, sinh trưởng chậm
– Mất cân bằng acid-bazơ, tăng tiết dịch nhờn trên mang
– Giảm khả năng vân chuvển Oxv của máu
– Giảm trao đổi khí và ion
– Giảm NaCl trong máu, rối loạn điều hòa áp suất thẩm thấu
– Tế bào máu trương phồng, mất khả năng điều hòa chất điện giải
1.3.1.4. Khắc phục pH thấp
– Đất phèn không phơi đáy ao nức nẻ
– Bón vôi xung quanh bờ ao vào mùa mua/đêm mưa
– Bón vôi CaCO3, Dolomite (22h-24h đêm) 10-20kg/1000m3
– Điều chỉnh mật độ tảo thích hợp
– Hạn chế tích lũy chất hữu cơ (Thức ăn dư thừa)
– Thay nước
1.3.2. Độ pH Cao
1.3.2.1. Nguyên nhân
– Ao quá nhiều tảo (quang hợp vào ban ngày làm giảm khí CO2)
– Bón vôi — Độ kiềm cao
- CaCO3 + CO2 + H2O → Ca2+ + 2HCO3–
- CaO + 2CO2 + H2O → Ca2+ + 2HCO3–
- Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca2+ + 2HCO3–
1.3.2.2. Tác hại của pH cao
– Sinh trưởng chậm
– Mất cân bằng acid-bazơ
– Biểu bì phiến mang bị sưng phồng
– Sinh nhiều khí NO2- NH3 gây độc cho tôm cá
1.3.2.3. Khắc phục pH cao
– Mật đường 5kg/1000m3
– Giấm tây
– Chanh
– Đường cát
– Cải tạo tốt đầu vụ nuôi
– Không cho thức ăn dư thừa và bón phân quá liều
– Điều chỉnh mật độ tảo thích hợp
– Khoảng 1 mg phèn loại bỏ 1 mg độ kiềm phenol.
– Dùng thạch cao (CaSO4·2H2O) có thể điều hòa pH bởi vì Ca kết tủa carbonate.
2. ĐỘ KIỀM
2.1. Định nghĩa độ Kiềm
– Độ kiềm là khả năng thu nhận axit (H+) của nước do sự có mặt của nhóm bazơ (Lê Văn Cát , 2006). Bao gồm Bicarbonate (HCO3-), Carbonate (CO32-), Hydroxide (OH–), Silicate (HSiO3–), Phosphate (PO43-). Trong đó: Bicarbonate (HCO3-), Carbonate (CO32-) quyết định đến độ kiềm trong ao.
– Độ kiềm trong nước chủ yếu do 2 ion: HCO3- vả CO3-
– Độ kiềm tổng cộng được tính bằng hàm lượng CaCO3 (mg/1)
– Yếu tố cần thiết hình thành lớp vỏ tôm
– Có 2 loại kiềm:
- Kiềm tổng: tổng hàm lượng bazơ chuẩn độ trong nước thể hiện bằng đơn vị mg CaCO3 /L, pH>4,5.
- Độ kiềm Phenolthalein: độ kiềm carbonate, pH>8,34.
– Độ kiềm ít tác động trực tiếp đến động vật thủy sản, tuy nhiên thường gây mềm vỏ và khó lột xác đối với tôm nuôi nếu độ kiềm thấp (Lê Văn Cát , 2006).
– Thường độ kiềm tác động đến các yếu tố:
- pH và hệ đệm trong ao nuôi
- Độc tính của kim loại nặng
2.2. Biến động độ Kiềm
– Độ kiềm trong ao phụ thuộc vào:
- Cấu trúc địa chất của nền đáy ao.
- Nguồn nước sử dụng có độ mặn biến đổi
- Mật độ tảo (cao…)
- Ao nhiều ốc, hà,…
- Mưa (pha loãng),…
- Tác động của con người: (loại, liều lượng và cách sử dụng vôi),..
– Vùng đất phèn → pH thấp → [H+] cao → giảm độ kiềm
- H+ + HCO3– ↔ H2CO3 ↔ CO2 + H2O
- Ao nhiều ốc, hà → Độ kiềm giảm Mật độ tảo thấp → kiềm giảm
- H+ + HCO3– ↔ H2CO3
– Độ kiềm thích hợp dao động từ 100-180 mg/1
2.2.1. Độ kiềm thấp
2.2.1.1. Nguyên nhân
– Độ mặn thấp
– Đất phèn
– Ao nhiều ốc, hà, chem chép…
2.2.1.2. Khắc phục độ kiềm thấp
– Bón vôi CaCO3, Dolomite, Soda (NaHCO3) (Ankaline) vào ban đêm 10-20 kg/1000m3.
– Thay nước
2.2.2. Độ kiềm cao
2.2.2.1. Nguyên nhân
– Độ mặn cao
– Tảo phát triển
– Nước chứa nhiêu kim loại nặng
2.2.2.2. Khắc phục độ kiềm cao
– Hạ pH
– Thay nguồn nước có độ kiềm thích hợp
– EDTA 2 – 3Kg/1000m3
Hãy liên hệ ngay cho Việt Úc để được tư vấn kỹ thuật nuôi hiệu quả và Tôm giống Công nghệ cao VUS LEADER 21 thông qua Hotline: ???? ?? ????