Kỹ Thuật Nuôi

Những lưu ý quan trong khi nuôi tôm vào thời tiết bất lợi, Biến động nhiều – Phần 2

Trong suốt khoảng thời gian nuôi tôm, bà con cũng đã có được rất nhiều bí quyết nuôi tôm hay và đúc kết ra những kinh nghiệm thực tế từ những vụ nuôi của mình. Hôm nay, Việt Úc một lần nữa sẽ tổng hợp lại tất cả các Bí quyết nuôi tôm hiệu quả với thời tiết bất lợi cho bà con dễ dàng lưu ý nhé.

Ngoài ra, thì vào lúc 19h00 – Thứ 6, ngày 3/6/2022 Việt Úc kết hợp cùng các Chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi tôm sẽ chia sẻ về chủ đề rất phù cho bà con vào thời điểm nuôi tôm này

“LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI NUÔI TÔM VÀO THỜI TIẾT BẤT LỢI/ BIẾN ĐỘNG NHIỀU”

Bà con hãy cùng dành thời gian để đón xem Chương trình hấp dẫn nhất tuần này nhé.

Thời điểm hiện nay được xem là lúc giao mùa rất bất lợi với Người nuôi tôm. Đối với các tỉnh thành Miền Tây nắng mưa thất thường, mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Trái ngược với miền Tây, các tỉnh khu vực miền Trung – Bắc chịu ảnh hưởng nắng nóng từ gió Lào.

Trong trường hợp, nhiệt độ nước trên 33 độ C hoặc dưới 25 độ C sẽ khiến cho tôm hoạt động nhiều, dễ bị căng thẳng, mất nhiều năng lượng, khiến tôm ăn nhiều hơn mức bình thường 1 – 2 lần, dẫn đến chất thải nhiều hơn, tảo phát triển nhanh, màu nước đậm, dễ dẫn đến tảo tàn và số vấn đề khác.

NẮNG NÓNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN TÔM NUÔI TẠI MIỀN TRUNG – BẮC?

Hiện nay, tại các khu vực trải dài từ miền Trung ra Bắc nắng nóng kéo dài do chịu ảnh hưởng từ gió Lào. Nhiệt độ trên 33oC sẽ khiến cho tôm nuôi bị sốc môi trường, sức khỏe yếu, dễ bùng phát dịch bệnh. Bên cạnh đó, tôm hoạt động nhiều, mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến chất thải nhiều hơn.

1. Vậy thì nắng nóng ảnh hưởng gì đến tôm nuôi?

Trong mùa nắng nóng, các chỉ số môi trường ao nuôi như: pH, độ kiềm, độ mặn, nhiệt độ nước, … luôn biến động và tăng cao sẽ khiến cho các loại thực vật thuỷ sinh trong ao tôm bị chết và phân huỷ nhanh.

  • Thiếu oxy về đêm: Tôm có hiện tượng bơi lưng chừng nước. Một số con yếu sẽ bơi lên mặt, sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm lột xác. Tôm sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt…
  • Vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều, điều này biểu hiện qua các hiện tượng nước phát sáng, tôm bị đứt râu, đường ruột không tốt, phân lỏng, xốp, phân trắng…
  • Tảo tàn, có nhiều bọt không tan khi chạy quạt, cuối gió có nhiều váng bọt dơ bẩn, trong nước có nhiều hạt lơ lửng…  Điều này sẽ làm tôm ăn không mạnh, ăn không lên lượng, nếu kéo dài sẽ làm tôm ốp, chậm lớn.
  • Nắng nóng còn làm cho nước ao bốc hơi nhanh, độ mặn trong ao cũng tăng theo, tôm dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tụy (EMS)
  • Nước mưa sẽ cuốn trôi phèn từ trên bờ xuống ao nuôi làm giảm pH, nhiệt độ phân tầng,… dẫn đến hiện tượng tôm yếu, mất khả năng đề kháng dễ mắc bệnh và chết đột ngột.

2. Những bí quyết tuy nhỏ nhưng sẽ giúp bà con bảo vệ tôm an toàn trong mùa nắng nóng.

2.1. Chuẩn bị ao nuôi.

  • Đối với ao nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh, cần nạo vét hết lớp bùn đen lắng đọng dưới đáy ao từ vụ nuôi trước,  đáy ao được san bằng phẳng hoặc lót bạt đáy và gia cố bờ ao, cống chắc chắn hạn chế sự rò rỉ nước .
  • Xử lí đáy ao nuôi bằng rải vôi, sát trùng và phơi đáy ao
  • Nên thiết kế ao lắng có độ sâu lớn (2 – 3m) để xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào ao nuôi, đồng thời đây cũng là nguồn nước dự trữ để bù đắp vào ao tôm khi mực nước trong ao bị cạn do nước bị bốc hơi khi trời nắng nóng. Một hệ thống nuôi lý tưởng phải đảm bảo diện tích ao lắng và ao xử lý chiếm khoảng 60% toàn hệ thống, chỉ 40% dùng cho ao nuôi.
  • Hệ thống quạt khí phù hợp và nên sử dụng dàn quạt lông nhím để có thể cung cấp đầy đủ lượng ôxy hòa tan xuống tầng đáy ao và tránh sự phân tầng nhiệt độ trong ao.

2.2. Xử lý nguồn nước đầu vào

  • Nước được cấp từ ao lắng qua ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh cần phải cho qua nhiều lớp túi lọc bằng vải dày và được sát trùng để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào trong ao nuôi.
  • Mực nước trong ao tôm thâm canh và bán thâm canh từ (1,2- 1,4m) trở lên ( thích hợp nhất là từ 1,5 m) để môi trường nước trong ao tôm ít biến động giúp hạn chế rủi ro do dịch bệnh.
  • Kiểm tra các thông số môi trường ao tôm (độ mặn,pH, oxy, nhiệt độ…)  và theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.3. Quản lí môi trường nuôi

  • pH:pH thích hợp cho ao nuôi tôm được duy trì từ 7,5 – 8,5.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ nước thích hợp cho ao nuôi tôm từ 28-300C . Khi nhiệt độ nước ao nuôi tăng lên trên 320C cần giảm thức ăn, bổ sung Vitamin C vào trong thức ăn  hay tạt  và tăng thời gian chạy quạt nước.
  • Độ mặn: độ mặn thích hợp cho sự phát triển của tôm từ 8- 20%
  • NH3: NH3 trong ao nuôi tôm hoàn toàn không có lợi cho tôm nuôi. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao, định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ. Thông thường khi trời nắng nóng, từ 14h – 16 h, khí độc tăng cao, tôm cá dễ bị stress, nên bổ sung vitamin C  tạt 1kg/1000 m3 nước )
  • Nắng nóng kèm theo sự bốc hơi của nước ao làm cho độ mặn của ao nuôi tăng cao. Vì vậy, nước cần được cấp vào ao nuôi để ổn định môi trường nuôi.
  • Nước từ ao lắng đã qua xử lý cần được cấp từ từ (10-15%) lượng nước trong ao vào lúc trời mát (khoảng sau 19 giờ tối). Đồng thời, người nuôi tôm cũng nên sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để ổn định môi trường, hạn chế khí độc trong ao nuôi.
  • Người nuôi cần tăng cường sục khí trong ao để giúp hàm lượng oxy được cung cấp ở đủ mọi tầng nước. Hạn chế dùng chài, nhá, vó để kiểm tra tôm để hạn chế hiện tượng đục cơ. Định kỳ xi phông nền đáy ao nhằm loại bỏ lượng mùn bã hữu cơ.

***ĐẶC BIỆT: Ngoài những thông tin trên, để biết rõ hơn những bí quyết hay mà không phải ai cũng biết được về Bí quyết nuôi tôm nâng cao hiệu quả vào thời tiết giao mùa bất lợi. 

Một chương trình bổ ích dành cho người nuôi, tại đây Bà con Không chỉ nhận được những kinh nghiệm cực hay

? Đặc biệt, Chào đón vị Chuyên gia lần đầu tiên góp mặt vào Chương trình.
? Thạc sĩ NGUYỄN MINH HẬU – GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT TÔM THƯƠNG PHẨM TẬP ĐOÀN VIỆT ÚC
? Anh đã có hơn 20 năm kinh nghiệm thực chiến, quản lý dịch bệnh trên Tôm.
? Hơn 6 năm đồng hành và phát triển cùng Tập đoàn Việt Úc
✅ Dựa vào những kinh nghiệm thực tiễn và chuyên sâu, anh đã góp phần giúp cho không chỉ là Việt Úc mà còn rất nhiều bà con nuôi tôm đạt hiệu quả cho mỗi vụ mùa
Giao lưu trực tuyến quay trở lại với chủ đề rất hữu ích dành cho bà con chuẩn bị thả và nuôi tôm – sẽ chính thức phát sóng vào lúc 19h00, Thứ 6 – ngày 03/06/2022

chuyengiatom

Bà con hãy cùng đón xem phần 1 tại đây, để cùng nhau có được bí quyết cực hay khi nuôi tôm trong mùa mưa nhé

https://chuyengiatom.com/nhung-luu-y-quan-trong-nang-cao-hieu-qua-khi-nuoi-tom-vao-thoi-tiet-bat-loi-phan-1/

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bà con thấy được tầm quan trọng của Vitamin đối với tôm nuôi và thành công áp dụng để mang lại kết quả tốt cho ao nuôi của mình.

Bà con cần tư vấn thêm hãy liên hệ ngay Đại diện thương mại Việt Úc hoặc Hotline: ???? ?? ???? từ T2-T7 (8h-18h) để được hỗ trợ tốt nhất.

Đặc biệt, để tìm hiểu thêm thông tin nuôi tôm: Mô hình, công nghệ, kỹ thuật, tôm giống… Bà con hãy truy cập: https://chuyengiatom.com/