Kỹ Thuật Nuôi

Những lưu ý quan trọng nâng cao hiệu quả khi nuôi tôm vào thời tiết bất lợi – Phần 1

Trong suốt khoảng thời gian nuôi tôm, bà con cũng đã có được rất nhiều bí quyết nuôi tôm hay và đúc kết ra những kinh nghiệm thực tế từ những vụ nuôi của mình. Hôm nay, Việt Úc một lần nữa sẽ tổng hợp lại tất cả các Bí quyết nuôi tôm hiệu quả với thời tiết bất lợi cho bà con dễ dàng lưu ý nhé.

Ngoài ra, thì vào lúc 19h00 – Thứ 6, ngày 3/6/2022 Việt Úc kết hợp cùng các Chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi tôm sẽ chia sẻ về chủ đề rất phù cho bà con vào thời điểm nuôi tôm này.

“LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI NUÔI TÔM VÀO THỜI TIẾT BẤT LỢI/ BIẾN ĐỘNG NHIỀU”

Bà con hãy cùng dành thời gian để đón xem Chương trình hấp dẫn nhất tuần này nhé.
Thời điểm hiện nay được xem là lúc giao mùa rất bất lợi với Người nuôi tôm. Đối với các tỉnh thành Miền Tây nắng mưa thất thường, mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Trái ngược với miền Tây, các tỉnh khu vực miền Trung – Bắc chịu ảnh hưởng nắng nóng từ gió Lào.
Trong trường hợp, nhiệt độ nước trên 33 độ C hoặc dưới 25 độ C sẽ khiến cho tôm hoạt động nhiều, dễ bị căng thẳng, mất nhiều năng lượng, khiến tôm ăn nhiều hơn mức bình thường 1 – 2 lần, dẫn đến chất thải nhiều hơn, tảo phát triển nhanh, màu nước đậm, dễ dẫn đến tảo tàn và số vấn đề khác.

ĐỐI VỚI KHU VỰC MIỀN TÂY CHỊU ẢNH HƯỞNG NHỮNG CƠN MƯA LỚN KÉO DÀI
1. Tác động của mưa nhiều ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường nuôi tôm và đặc biệt là tôm nuôi.

Cứ đến mùa mưa, người nuôi tôm thẻ chân trắng lại lo lắng bởi:

– Nhiệt độ nước, Ôxy hòa tan, pH, độ kiềm và độ mặn giảm đột ngột.

– Khi nhiệt độ tăng lại, vi khuẩn sẽ tăng sinh khối đột biến bởi lượng dinh dưỡng hữu cơ rất nhiều. Và hầu như Các nhóm vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển và lấn áp vi khuẩn có lợi.

– Mưa lớn nhiều ngày kéo theo bùn đất, tạp chất, vi khuẩn xung quanh bờ xuống ao, ảnh hưởng rất xấu đến nguồn nước trong ao nuôi.

– Tiếng ồn của trận mưa khiến tôm sợ hãi và di chuyển xuống đáy ao, nơi ít tiếng ồn, nhiệt độ ấm hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên lại là nơi nguy hiểm hơn vì chất thải và vi khuẩn nhiều hơn.

– Tôm lột xác nhiều bởi pH, nhiệt độ, độ mặn và tảo tàn đột ngột làm thay đổi hàng loạt yếu tố môi trường.

2. Bí quyết nuôi tôm an toàn vào mùa mưa
2.1. Giữ độ sâu mực nước ở mức tối ưu

Mực nước ao tôm mùa mưa hay mùa nóng đều không nên để quá sâu hoặc quá cạn. Mức nước tối ưu để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đến ao tôm là 1,2 – 1,5 m. Khi mực nước ao tôm cao do nước mưa cần xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì mực nước trong ao, đồng thời tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tràn bờ, vỡ cống bọng.

2.2. Tránh phân tầng nhiệt độ nước

Nếu nhiệt độ ao tôm nằm ngoài mức cho phép thì tôm sẽ “sốc”, sức đề kháng kém, thậm chí tôm bị chết. Chẳng hạn, tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15 độ C, tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ trong khoảng 15 – 22 độ C. Do đó, vào mùa mưa cần để ý khi xuất hiện những cơn mưa lớn cần tăng cường chạy quạt nước để tránh sự phân tầng nhiệt độ, cung cấp thêm oxy và tăng nhiệt độ nước.

2.3. Đưa độ kiềm về mức thích hợp

Tôm thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp nằm trong khoảng 100-150 mg/l. Do đó,cần chú ý nếu sau mưa, độ kiềm nước ao tôm thấp thì cần dùng Dolomite ngâm vào nước ngọt trong 24 giờ, sau đó tạt đều xuống ao vào 8-10 giờ đêm theo mức cứ 1,655 g vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/l hoặc dùng Soda lạnh 20ppm đến khi đạt yêu cầu.

  • Ví dụ: để ao tôm 3.000m3 tăng độ kiềm từ 80 lên 90 mg/l thì cần 3000 x 1,655 x (90-80)/1.000= 46,65 kg.

** Lưu ý, mỗi lần tăng độ kiềm chỉ nên tăng khoảng 10 mg/l, bởi nếu độ kiềm tăng quá nhanh sẽ làm tôm bị sốc, sức đề kháng giảm.

2.4 Giảm thiểu các khí độc trong ao tôm.

Các khí độc trong ao tôm như H2S, NH3,…sinh ra do thức ăn dư thừa, xác tảo, phân tôm bị phân hủy dưới đáy ao tôm trong điều kiện thiếu oxy.

Khi bị nhiễm độc, thân tôm thường có màu đỏ nhạt, vỏ ốp, bơi lờ đờ trên mặt nước, giảm ăn, thậm chí nếu nặng tôm có thể tấp bờ, chết rải rác hoặc tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt.Để tránh tình trạng này cần quản lý chặt chẽ, tránh để dư thừa thức ăn, cần có ao xử lý để thay nước thường xuyên vào những tháng cuối.

2.5. Quản lý tảo lục trong ao tôm.

Nước ao nuôi giảm xuống dưới 10‰ là điều kiện thuận lợi để tảo lục xuất hiện. Tảo lục làm cho nước ao tôm có màu xanh như nước rau má. Khi đó, ao tôm có hiện tượng tảo tàn, pH dao động mạnh trong ngày, thiếu oxy vào lúc sang sớm làm cho bị tôm đóng rong, vàng mang ,mắc bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng, …

Để khắc phục hiện tượng này cần dùng BKC để cắt tảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên cần chú ý là chỉ tạt BKC vào 1/3 ao phía cuối gió vào lúc nắng gắt và không quạt nước, sau đó vớt tảo tàn phía cuối gió, đồng thời sử dụng Zeolite để hấp thụ khí độc do xác tảo lắng dưới đáy ao bị phân hủy sinh ra.

2.6. Gia tăng tỷ lệ sống

Đôi khi người nuôi gặp phải tình trạng mưa kéo dài trước, trong và sau khi thả. Để hạn chế thiệt hại, ngoài việc áp dụng các biện pháp như trên, sau khi trời mưa tạt 10 kg Canxium Cacbonat (CaCO3) và 10 kg Dolomite cho 1.000 m3 nước. Đồng thời bổ sung một số chế phẩm sinh học, chất khoáng và các chất vi lượng để tăng khả năng miễn dịch phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của tảo. Nếu ao nuôi có độ mặn thấp dưới 5‰, thì nên thả muối ăn dạng hạt với lượng 25 kg/1.000 m2 nếu mực nước tăng so với trước khi mưa 10 cm.

** Lưu ý:  chạy quạt nước liên tục đến khi hết mưa mà không cần cho tôm giống ăn. Khi ngớt mưa có thể giảm 50% số lượng quạt nước và tiến hành cho tôm ăn. Bổ sung enzyme vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng giúp tôm hấp thu được tối đa dinh dưỡng trong thức ăn để tăng trưởng và nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi.

***ĐẶC BIỆT: Ngoài những thông tin trên, để biết rõ hơn những bí quyết hay mà không phải ai cũng biết được về Bí quyết nuôi tôm nâng cao hiệu quả vào thời tiết giao mùa bất lợi. 

Một chương trình bổ ích dành cho người nuôi, tại đây Bà con Không chỉ nhận được những kinh nghiệm cực hay

💥 Đặc biệt, Chào đón vị Chuyên gia lần đầu tiên góp mặt vào Chương trình.
🍀 Thạc sĩ NGUYỄN MINH HẬU – GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT TÔM THƯƠNG PHẨM TẬP ĐOÀN VIỆT ÚC
🦐 Anh đã có hơn 20 năm kinh nghiệm thực chiến, quản lý dịch bệnh trên Tôm.
👉 Hơn 6 năm đồng hành và phát triển cùng Tập đoàn Việt Úc
✅ Dựa vào những kinh nghiệm thực tiễn và chuyên sâu, anh đã góp phần giúp cho không chỉ là Việt Úc mà còn rất nhiều bà con nuôi tôm đạt hiệu quả cho mỗi vụ mùa
Giao lưu trực tuyến quay trở lại với chủ đề rất hữu ích dành cho bà con chuẩn bị thả và nuôi tôm – sẽ chính thức phát sóng vào lúc 19h00, Thứ 6 – ngày 03/06/2022

chuyengiatom

Để có thể bí quyết chăm tôm khoẻ vào mùa nắng, Bà con hãy cùng đón xem phần 2 tại đây nhé https://chuyengiatom.com/nhung-luu-y-quan-trong-khi-nuoi-tom-vao-thoi-tiet-bat-loi-bien-dong-nhieu-phan-2/

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bà con thấy được tầm quan trọng của Vitamin đối với tôm nuôi và thành công áp dụng để mang lại kết quả tốt cho ao nuôi của mình.

Bà con cần tư vấn thêm hãy liên hệ ngay Đại diện thương mại Việt Úc hoặc Hotline: 𝟎𝟗𝟎𝟑 𝟖𝟗 𝟐𝟒𝟔𝟖 từ T2-T7 (8h-18h) để được hỗ trợ tốt nhất.

Đặc biệt, để tìm hiểu thêm thông tin nuôi tôm: Mô hình, công nghệ, kỹ thuật, tôm giống… Bà con hãy truy cập: https://chuyengiatom.com/