Kỹ Thuật Nuôi

Thiết kế – chuẩn bị ao nuôi Tôm thẻ chân trắng theo chuẩn Vietgap (Phần 1)

Nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chuẩn Vietgap thì chắc chắn giá tôm sẽ tốt, mang đến lợi nhuận cao cho bà con mình. Để có được tôm thương phẩm chất lượng đúng theo chuẩn Vietgap từ Kỹ thuật, Ao nuôi và thành phẩm thì đừng bỏ qua bài viết này.

Một vài Thiết kế và chuẩn bị để nuôi tôm thẻ theo chuẩn Vietgap như sau:

1.1. Thiết kế ao ương

  • Diện tích ao ương nên thiết kế từ 100 – 300 m2, độ sâu 0,8 – 1m.
  • Ao ương được thiết kế hình tròn, hình vuông, đáy ao ương được thiết kế cao hơn ao nuôi từ 0,6 – 0,8m (mặt đáy), để thuận lợi cho việc chuyển tôm.
  • Ao ương được lót bạt hoàn toàn, có mái che, hố siphon ở giữa và hệ thống oxy.
  • Có thể thiết kế ao ương di động, sử dụng khung sắt, lót bạt, hình tròn, diện tích 100 – 200m2.

1.2. Thiết kế ao nuôi

  • Diện tích: 1.000 – 2.000 m2 hình vuông và 500 – 1.000 m2 ao tròn.
  • Ao nuôi được thiết kế hình vuông, hình tròn độ sâu đạt 1,2 – 1,5m.
  • Ao nuôi bằng ao đất lót bạt hoặc được thiết kế khung sắt lót bạt.
  • Hệ thống oxy đảm bảo đủ (>5mg/l) cho quá trình nuôi.
  • Có hố siphon ở giữa, hố siphon được lắp đặt bằng ống nhựa PVC Ø 400 kết hợp với mặt ram nối với lớp bạt, độ sâu 0,8 – 1m.

1.3. Thiết kế ao lắng

  • Hệ thống ao lắng gồm: Ao lắng xử lý, ao lắng tinh, ao xử lý chất thải, và tái sử dụng nước. Hệ thống ao lắng chiếm khoảng >=50% diện tích công trình nuôi.

1.3.1. Ao lắng xử lý:

  • Diện tích ao xử lý nên thiết kế 1.500 – 2.500 m2.
  • Ao lắng xử lý được thiết kể hình vuông, hình chữ nhật, độ sâu đảm bảo cung cấp đủ nước cho ao sẵn sàng trong suốt quá trình nuôi.
  • Lắp 1 – 2 giàn quạt từ 15-20 cánh quạt để thuận lợi xử lý nước.

1.3.2. Ao lắng tinh:

  • Diện tích ao lắng tinh nên thiết kế 1.500 – 2.500 m2.
  • Ao lắng tinh được thiết kế hình vuông, hình chữ nhật, độ sâu đảm bảo cung cấp đủ nước cho ao nuôi, ao ương trong suốt quá trình nuôi.
  • Lót bạt bờ hạn chế nước đục vào mùa mưa ảnh hưởng đến môi trường.
  • Lắp 1 – 2 giàn quạt từ 15 – 20 cánh quạt nhằm trộn đều khoáng dưỡng trước khi cấp vào ao ương, ao nuôi.

1.4. Thiết kế ao xử lý nước thải, chất thải

  • Đảm bảo đủ thực hiện cho quá trình vận hành nuôi.
  • Thiết kế hố thu chất thải rắn (vỏ tôm lột …)
  • Chất thải từ quá trình siphon (thức ăn thừa, phân tôm …) chuyển đến hệ thống ủ biogas.
  • Khu chứa nước từ quá trình siphon thay nước hàng ngày đảm bảo đủ chứa trong suốt quá trình nuôi (ao quảng canh kết họp tôm, cá rô-phi) để tái sử dụng lại nguồn nước.

1.5. Thiết kế hệ thống cung cấp oxy và quạt nước

  • Hệ thống cung cấp ôxy cho công trình nuôi có vai trò rất quan trọng (oxy > 5mg/lít). Nếu hệ thống ôxy không đảm bảo (24/24h) sẽ làm cho môi trường và tôm nuôi (tăng hàm lượng khí độc trong ao nuôi: NH3/NH4+, NO2 …).
  • Cung cấp ôxy, thuận lợi giải phóng khí độc (NH3/NH4+, NO2 …), trong quá trình nuôi.
  • Tạo dòng chảy và gom mùn bã hữu cơ, vật chất lơ lửng vào giữa ao để siphon ra ngoài.
  • Kích thích tôm hoạt động và bắt mồi.
  • Số lượng cánh quạt trong ao nuôi: Từ 80 cánh trở lên/1.000m2. 
  • Số lượng oxy trong ao: Trung bình khoảng 80 – 100 vỉ oxy/1.000 m2.

Hãy liên hệ ngay cho Việt Úc để được tư vấn kỹ thuật nuôi hiệu quả và Tôm giống Công nghệ cao VUS LEADER 21 thông qua Hotline: ???? ?? ????